Đông trùng hạ thảo là gì? Công dụng, cách sử dụng
NGUYỄN THỊ MIỀN
Thứ Sáu,
18/06/2021
Đông trùng hạ thảo là một loại “biệt dược” quý hiếm, có giá trị kinh tế cao với vô vàn công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp. Vậy đông trùng hạ thảo là con gì, tại sao lại đắt đỏ, thậm chí có thời điểm lên đến hàng tỷ đồng như thế? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ về loại thảo dược này, công dụng, các cách sử dụng hiệu quả, cách phân biệt thật – giả cũng như giá thành chuẩn và địa chỉ mua uy tín hàng đầu hiện nay.
Đông trùng hạ thảo là gì?
Nhiều người thắc mắc, đông trùng hạ thảo là cây hay là con? Đông trùng hạ thảo, theo cách hiểu dân gian nghĩa là mùa đông là con trùng, mùa hạ là thân thảo.
Thực chất, đây là sự kết hợp kỳ diệu giữa côn trùng và thực vật. Bản chất nó là một loại nấm có tên Ophiocordyceps Sinensis (thuộc nhóm nấm Ascomycetes) nhưng sống ký sinh trên cơ thể của ấu trùng bướm thuộc chi Thitarodes Viette. Thường gặp nhất vẫn là ấu trùng sâu của loài mang tên Hepialus Armoricanus.
Đông trùng hạ thảo xuất xứ từ đâu – Quá trình hình thành và khai thác
Nhiều người thắc mắc đông trùng hạ thảo mọc ở đâu trong tự nhiên?
Đông trùng hạ thảo được tìm thấy ở các cao nguyên vùng núi Tây Tạng, Bhutan, Vân Nam, Quế Châu,… của Trung Quốc. Nơi có địa hình hiểm trở với độ cao trên 4000m so với mực nước biển và thời tiết vô cùng khắc nghiệt.
Các tài liệu cổ ghi chép rằng, sự hình thành của đông trùng hạ thảo là một trong những điều kỳ diệu nhất của thiên nhiên.
Thông thường, ấu trùng sâu non khi lớn lên sẽ phát triển thành bướm. Tuy nhiên một số ấu trùng sâu non trong quá trình ngủ đông ở trong lòng đất đã bị nhiễm nấm Cordyceps Sinensis. Nấm sống ký sinh ở ấu trùng, phát triển các sợi hút dưỡng chất bên trong. Theo thời gian, sợi nấm phát triển mạnh sẽ xâm chiếm vật chủ, làm sâu non chết dần. Sự tồn tại theo hình thức này được gọi là “đông trùng”.
Đến một thời điểm nào đó, thường là vào mùa hạ, nấm mọc thân dài màu nâu vươn lên từ đầu sâu non ra khỏi mặt đất như thân thảo, nên được gọi là “hạ thảo”.
Từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm, người dân địa phương bắt đầu cuộc săn tìm “vàng mềm” trên những vùng núi cao cheo leo, hiểm trở.
Người dân thu hoạch toàn bộ gồm cả khoản tọa, khuẩn ty và ấu trùng. Đông trùng hạ thảo sau khi thu hoạch có thể dùng tươi, sấy khô hoặc bào chế thành nhiều dạng chế phẩm như ngâm rượu, bào bột mịn, nước uống, viên,…
Đặc điểm nhận biết
Đông trùng hạ thảo là dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế rất lớn. Chính vì thế, đây cũng là loại thường bị làm giả để trục lợi bất chính.
Để nhận biết đông trùng hạ thảo tự nhiên chuẩn, độc giả có thể căn cứ vào các đặc điểm sau:
- Phần thân sâu và nấm nối liền với nhau, tổng chiều dài khoảng 10 – 11cm, rộng khoảng 10mm.
- Phần thân có hình dạng giống con tằm, dài 3 – 5cm, có màu vàng sẫm hoặc màu nâu vàng sẫm. Thân có nhiều vân ngang, ở phần đầu nhỏ hơn, màu đỏ sẫm và có các vằn khía rõ ràng. Thân dễ bị gãy, bên trong có ruột màu trắng ngả vàng, nhìn thấy ruột hình chữ V.
- Phần thảo mọc thẳng đứng giống chiếc gậy, có màu nâu sẫm, vỏ xù xì mang hạt chứa nang bào tử. Phần đầu phình to, dẻo dai, khó bẻ gãy ngay cả khi đã sấy khô.
- Có 8 cặp chân nhưng chỉ có 4 cặp ở giữa bụng lộ rõ.
Phân loại đông trùng hạ thảo và cách nhận biết
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo nhân tạo.
Do đó, bên cạnh đông trùng hạ thảo rừng thực tế trên thị trường có nhiều loại khác.
Theo nguồn gốc của đông trùng hạ thảo
Căn cứ vào nguồn gốc người ta chia thành 2 loại gồm tự nhiên và nhân tạo với sự chênh lệch rõ rệt về giá thành.
- Tự nhiên: Vô cùng quý hiếm với hàm lượng dưỡng chất cao nhất, được tìm thấy ở Tây Tạng, Bhutan và một số tỉnh của Trung Quốc. Giá thành đắt đỏ dao động khoảng 1.5 – 2 tỷ đồng/kg, sản lượng khai thác một năm chưa đến 80kg.
- Nhân tạo: Nuôi cấy nấm trên cơ thể ấu trùng nhộng tằm hoặc trên cơ chất như gạo lứt, ngô, đậu xanh, vỏ trứng,…và thu hoạch nấm. Giá thành đa dạng tùy chất lượng, khoảng 40 – 55 triệu đồng/kg khô.
Theo trạng thái
Gồm đông trùng hạ thảo tươi hoặc phơi sấy khô, mỗi loại có đặc điểm và cách sử dụng khác nhau.
- Loại tươi: Khai thác chưa quá 1 tháng, được bảo quản trong nhiệt độ thấp, đặc trưng bởi mùi thơm hơi nồng của nấm. Đây là loại có hàm lượng dưỡng chất cao nhất.
- Loại khô: Được xử lý nhiệt phân bằng cách phơi, sấy khô từ loại tươi để tiện lợi trong bảo quản và sử dụng. Có mùi tanh nồng, hàm lượng dưỡng chất đạt khoảng 95 – 98% so với loại tươi, có thể bảo quản 3 năm.
Theo hình thái
Đông trùng hạ thảo có thể ở dạng nguyên con hoặc bào chế thành các dạng chế phẩm khác nhau.
- Nguyên con: Giữ nguyên hình dáng của con đông trùng hạ thảo gồm cả phần thân và sợi nấm. Loại này thường rất đắt, được dùng để sắc thuốc, hầm canh hoặc nhai sống.
- Dạng bột: Được nghiền nhuyễn thành dạng bột mịn, thường dùng để nấu cháo, pha trà.
- Dạng nước: Chiết xuất thành dạng nước, có thể kết hợp thêm nhiều thành phần khác và đóng thành chai, dùng để uống trực tiếp.
- Dạng viên nang: Là dạng bột mịn nhưng đóng thành viên nang để dễ sử dụng và bảo quản.
- Dạng trà túi lọc: Được đóng thành túi lọc trà, dùng để uống hàng ngày rất tiện lợi.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo với sức khỏe người dùng
Không phải ngẫu nhiên mà đông trùng hạ thảo được mệnh danh là “thiên dược” và được nhiều người săn đón cho dù giá cả đắt đỏ đến như thế.
Theo Y học cổ truyền
Hàng ngàn năm về trước, đây là dược liệu quý chỉ dùng để dâng vua chúa, đế vương.
Theo YHCT, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm, quy kinh Phế và Thận. Có công dụng bổ phế, ích can thận, bổ tinh túy, chỉ huyết, bổ dưỡng tạng phủ, hóa đàm.
Vị thuốc quý này thường được dùng để điều trị bệnh về thận như yếu sinh lý, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, hen suyễn, viêm phế quản, ho lâu ngày, ho ra máu, đau nhức xương khớp, đái đường, cơ thể lao lực,….
Theo Y học hiện đại
Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, trong đông trùng hạ thảo có tới 17 acid amin khác nhau và hàm lượng vitamin (A, C, B12, E, K,…), nguyên tố vi lượng (Mn, Al, K, Na, Mg…), D-mannitol dồi dào.
Đặc biệt phải kể đến những thành phần hoạt chất quý hiếm, khó tìm thấy ở các dược liệu tự nhiên khác như nhóm HEAA, Acid Cordyceptic, Adenosine, Hydroxyethyl Adenosine,…
Vậy cụ thể, đông trùng hạ thảo có tác dụng gì cho sức khỏe con người?
Bồi bổ sức khỏe toàn diện
Trong trùng thảo có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào, là vị thuốc thập toàn đại bổ cho cơ thể. Cung cấp năng lượng, dưỡng chất cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống suy nhược cơ thể.
Thành phần axit amin kích thích cơ thể sản sinh oxy và ATP nuôi dưỡng tế bào, kích thích trao đổi chất, giảm thiểu mệt mỏi.
Do đó, đây là vị thuốc bổ dành cho người già, người vừa ốm dậy, người chán ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi.
Tăng cường đề kháng, tạo hàng rào bảo vệ, phòng ngừa bệnh tật
Hoạt chất Selen trong dược liệu có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, kết hợp với thành phần vitamin A, C. Tạo thành hàng rào chắn bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus, tác nhân gây hại, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Đông trùng hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác nhau
Đông trùng hạ thảo được sử dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
- Phòng ngừa bệnh tim mạch: Hoạt chất D-mannitol giúp ổn định nhịp tim, lưu thông tuần hoàn máu, giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa mỡ máu. Nhờ đó, phòng ngừa bệnh đột quỵ, viêm cơ tim và tắc nghẽn động mạch.
- Giảm cholesterol trong máu: Điều hòa, ổn định nồng độ cholesterol trong máu, giảm chất béo dư thừa, ngừa xơ vữa động mạch, tốt cho người béo phì, máu nhiễm mỡ.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2: Ổn định đường huyết, bồi bổ cơ thể tích cực cho người tiểu đường.
- Bổ thận, hỗ trợ chữa các bệnh về thận: Phục hồi, tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị suy thận, tiểu đêm, tiểu rắt. Đồng thời ngăn chặn, phòng ngừa suy thận, sỏi thận.
- Hỗ trợ chữa bệnh ở phổi: Acid amin tăng cường trao đổi oxy, làm sạch phổi, tái tạo tế bào phổi, đặc biệt ở người hút thuốc. Giúp giảm ho, tiêu đờm, hỗ trợ chữa viêm phế quản, hen suyễn, ho lâu ngày, ho ra máu,…
- Hỗ trợ điều trị bệnh gan: Đào thải độc tố trong gan, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,…
- Phòng chống, hỗ trợ ung thư: Ức chế, làm chậm sự phát triển và nhân bản tế bào ung thư, hỗ trợ giảm kích thước khối u. Đồng thời bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng đề kháng và sức khỏe cho bệnh nhân ung thư.
“Thần dược” tăng cường sinh lý
- Với nam giới: Bổ thận, tráng dương, tăng cường sản sinh hormone, lưu thông khí huyết, kích thích ham muốn, kiểm soát xuất tinh sớm, cải thiện rối loạn cương dương, yếu sinh lý. Đồng thời, tăng cường số lượng và chất lượng tinh trùng, hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn.
- Với nữ giới: Điều hòa và kích thích sản sinh nội tiết tố, tăng cường ham muốn, giảm khô hạn. Đồng thời điều hòa rối loạn kinh nguyệt, giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh, tốt cho phụ nữ hiếm muộn, chuẩn bị mang thai.
Công dụng của trùng thảo trong làm đẹp
Các thành phần Saponin, Cordycepic acid, Adenosine,… có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giúp da hồng hào, tươi trẻ.
Kết hợp với vitamin dồi dào đem lại hiệu quả giảm nám, sạm, tàn nhang, mờ nếp nhăn, chống lão hóa. Đồng thời sử dụng đông trùng là bí quyết cho vóc dáng cân đối, mái tóc óng mượt của phụ nữ.
Hướng dẫn các cách sử dụng đông trùng hạ thảo đúng cách
Là biệt dược tiền tỷ hiếm có, rất nhiều người băn khoăn không biết nên sử dụng đông trùng sao cho cơ thể hấp thụ được trọn vẹn hàm lượng dưỡng chất.
Đông trùng hạ thảo để làm gì? Dưới đây là những cách sử dụng hàng ngày cũng như những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ đông trùng hạ thảo.
Sử dụng đông trùng hạ thảo hàng ngày
Có rất nhiều cách để bổ sung dược liệu quý này trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Ăn sống: Lấy 1 con rửa với nước ấm và nhai sống, sau đó nuốt hoàn toàn.
- Pha trà: Dùng 5g trùng thảo tươi hoặc vài sợi trùng thảo khô hãm với nước nóng trong khoảng 10 phút. Sau khi thưởng thức hết nước trà nên nhai và nuốt cả bã.
- Ngâm rượu: Sử dụng trùng thảo ngâm với nhân sâm, nhung hươu, kỷ tử, cá ngựa,… tùy ý, ngâm với rượu ngon, ủ trong khoảng 1 tháng. Mỗi ngày dùng 1 – 2 chén nhỏ vào bữa cơm chính.
- Ngâm mật ong: Ngâm 100g đông trùng vào 500ml mật ong trong 7 – 10 ngày. Mỗi lần lấy 15ml pha với nước ấm để uống.
- Nấu ăn: Dùng đông trùng hạ thảo như một loại nguyên liệu trong các món ăn hàng ngày như nấu cháo, sườn lợn hầm, chim bồ câu hầm, lẩu, cá hấp,…
Các bài thuốc chữa bệnh từ đông trùng hạ thảo
Trong YHCT, đông trùng hạ thảo là vị thuốc quý hiếm, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh nan y, hiểm nghèo. Dưới đây là một số bài thuốc và món ăn chữa bệnh mà bạn đọc có thể tham khảo.
Chữa yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương, di tinh, mộng tinh
- Bài thuốc 1: Sắc 1 lít nước thuốc từ 12g ba kích, 12g hà thủ ô, 8g dâm dương hoắc, thu về 300ml. Hòa 6g bột đông trùng vào thuốc, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Ninh 100g thịt lợn nạc thái lát với 10g trùng thảo và ăn ngày 2 lần khi còn nóng.
- Bài thuốc 3: Thái lát mỏng 500g thịt dê núi, chần qua nước sôi để khử mùi. Thêm 40g hoài sơn, 15g kỷ tử, 18g đông trùng, 4 quả chà là, đổ ngập nước và hầm lửa nhỏ trong 2 tiếng. Nêm gia vị và sử dụng hết trong ngày.
- Bài thuốc 4: Sơ chế sạch sẽ 8 con chim cút, mổ bụng, mỗi con thêm 1 sợi đông trùng. Ninh chim cút trong khoảng 40 phút và ăn khi còn nóng.
Chữa bệnh phổi, bệnh đường hô hấp
- Chữa khó thở, hen suyễn: Sơ chế 1 con vịt nhỏ, rạch da vùng cổ. Nhồi 7 – 10 con trùng thảo và khâu kín. Thêm gia vị, rượu và giấm vào hầm chín nhừ và ăn khi đói.
- Chữa ho, viêm phế quản: Sắc 8g tang bạch bì, 6g khoản đông hoa, 3g tiểu hồi, 3g cam thảo cùng 700ml nước thu về 200ml. Hòa 6g bột trùng thảo, chia 3 phần uống 3 lần trong ngày.
- Chữa lao phổi, bổ phổi: Ướp gia vị 100g thịt gà ta, thêm 15g sơn dược, 15g đông trùng vào hầm chín nhừ.
Bồi bổ cơ thể, chữa bệnh thần kinh
- Chữa động kinh, thần kinh yếu: Chưng cách thủy một cái óc lợn nhỏ cùng 3g trùng thảo ở lửa nhỏ. Nêm gia vị và ăn ngay khi đói.
- Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh: Ngâm 30g đông trùng với 500ml rượu trắng trong 1 tháng. Mỗi bữa ăn sử dụng 1 chén nhỏ.
- Bồi bổ, giảm mệt mỏi, trí tuệ minh mẫn: Hầm 100g sườn lợn, 12g nhân sâm, 12g kỷ tử, 12g đương quy, 9g đông trùng trong khoảng 1 tiếng.
Đông trùng hạ thảo làm gì? Chữa đau dạ dày
Dùng một con ba ba, đem cắt tiết, bỏ đầu và chặt thành 4 phần rồi luộc chín tới. Hấp cách thủy ba ba cùng 10 quả táo đỏ, 10g đông trùng, vài lát gừng, hành tỏi băm nhuyễn trong 2 tiếng. Ăn ngay khi còn nóng sẽ giúp giảm đau bụng, cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, trào ngược.
Dưỡng âm, dưỡng nhan cho phụ nữ
- Điều hòa nội tiết, cải thiện sinh lý: Sơ chế 500g cá nước ngọt, ướp gia vị. Hấp cách thủy cùng với 10 quả táo đỏ bỏ hạt, 5g đông trùng, gừng tươi.
- Dưỡng nhan, trẻ hóa: Hầm 1 con gà ác, 100g hồ đào bỏ hạt, 30g táo đỏ, 5g trùng thảo, 4 lát gừng tươi cho đến khi chín nhừ và nêm gia vị vừa ăn.
Hướng dẫn phân biệt đông trùng hạ thảo thật – giả
Sản lượng đông trùng hạ thảo trong tự nhiên rất khan hiếm, mỗi năm chỉ chưa đến 80kg, hoàn toàn không đáp ứng được nhu cầu của người dùng khắp thế giới.
Do đó, nhiều cơ sở kinh doanh đã có những hành vi làm giả hết sức tinh vi như dùng thạch cao, bột ngô để “nặn” ra con đông trùng. Hay nhồi nhét thêm các đoạn lõi thép làm giả và tăng trọng sản phẩm.
Để nhận biết đông trùng hạ thảo chất lượng, bạn đọc có thể tham khảo những bí quyết sau:
Quan sát hình dáng bên ngoài
Đông trùng thật có phần đầu và thân thảo ngắn, mấu nối giữa hai bộ phận không thấy rõ. Ở thân cứ 3 vân sẽ có 1 nếp gấp và xếp thành một hàng thẳng, toàn thân có khoảng 20 – 30 vằn khía.
Khi bẻ con đông trùng ra sẽ có màu trắng, không có sơ, ở giữa có lõi hình chữ V màu đen.
Loại giả các nếp gấp không tự nhiên, xếp bằng phẳng. Khi bẻ không có lõi ruột bên trong hoặc lõi làm bằng thép giả, mặt cắt màu trắng nhạt, nhẵn bóng, không tự nhiên.
Đông trùng thật cầm lên cảm giác như bông trong khi loại giả thường nặng hơn.
Dựa vào mùi hương
Loại thật có mùi thơm đặc trưng, nồng tương tự mùi nấm hương. Khi sấy khô hoặc đốt nóng thì càng thơm. Loại giả khi đốt cháy mùi thơm sẽ mất dần.
Nhận biết qua mùi vị
Đông trùng thật khi nhai có mùi thơm, hơi dính răng, càng nhai lâu càng thơm. Loại giả thường cứng, mùi nồng như đất sét, càng nhai mùi vị càng nồng hắc, dính răng và có vị ngọt.
Thị trường đông trùng hạ thảo giá bao nhiêu?
Như đã thông tin đến bạn đọc, hiện nay trên thị trường có hai loại đông trùng hạ thảo gồm loại tự nhiên và nuôi cấy. Ngoài ra, từ hai loại này, người ta có thể bào chế ra nhiều sản phẩm khác.
Tùy thuộc vào nguồn gốc, chủng loại và chất lượng mà giá đông trùng hạ thảo có sự chênh lệch rõ rệt.
Giá đông trùng hạ thảo tự nhiên
Loại này chủ yếu được khai thác ở Tây Tạng, Bhutan cũng như một số tỉnh thành ở Trung Quốc như Tứ Xuyên, Cam Túc, Vân Nam,… Sản lượng mỗi năm chỉ thu được chưa đến 80kg, rất khan hiếm nên giá thành rất đắt đỏ.
Hiện nay trên thị trường, giá đông trùng hạ thảo tự nhiên được rao bán khoảng 1,2 – 1,8 tỷ đồng/kg khô. Do điều kiện khó khăn nên rất hiếm có loại đông trùng hạ thảo dạng tươi mà chủ yếu đã được người dân phơi, sấy khô.
Một sự thật ít người biết rằng, không phải loại đông trùng nào sống trong tự nhiên cũng có giá trị. Tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng, cụ thể địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng,… mà chất lượng đông trùng hạ thảo khác nhau ở mỗi vùng miền.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì đông trùng hạ thảo được khai thác ở cao nguyên Tây Tạng, đặc biệt ở Na Khúc có chất lượng tốt nhất thế giới. Các loại khai thác ở Thanh Hải, Tứ Xuyên, Cam Túc, Tân Cương ít hoặc gần như không có giá trị dược tính.
Do đó, khi chọn mua loại biệt dược đắt đỏ này, người dùng cần hết sức cẩn trọng trong tìm hiểu và đặt niềm tin vào địa chỉ mua uy tín.
Giá đông trùng hạ thảo nuôi cấy
Hiện nay, có một số ít quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam đã nghiên cứu và nuôi cấy nhân tạo thành công đông trùng hạ thảo.
Trước thực trạng loại tự nhiên khan hiếm không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng thì đây là giải pháp thay thế hoàn hảo. Bởi đông trùng hạ thảo nuôi cấy có giá trị dược tính khá cao mà giá thành rẻ chỉ bằng 1/10.
Bạn đọc có thể tham khảo bảng giá một số loại sản phẩm từ đông trùng hạ thảo nuôi cấy dưới đây.
- Loại nuôi cấy trên nhộng tằm tươi khoảng 8 triệu/100gr và 6tr – 7tr/20gr sấy khô.
- Loại nuôi cấy quả thể tươi khoảng 2 triệu/100gr và 4tr – 6tr/100gr.
- Loại bột khoảng 2 triệu – 3 triệu/100gr.
Thực tế, tùy cơ sở sản xuất mà có giá niêm yết dao động. Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn giá thành tốt nhất.
Những điều cần biết khi mua và sử dụng đông trùng hạ thảo
Mặc dù được xếp vào thượng dược, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được đông trùng hạ thảo. Bên cạnh đó, bạn đọc cần lưu ý những điều dưới đây trong quá trình mua và sử dụng dược liệu này.
- Chống chỉ định với phụ nữ có thai 3 tháng đầu, đang cho con bú hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Trẻ em dưới 2 tuổi, người chuẩn bị phẫu thuật hoặc vừa phẫu thuật, bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ, đa xơ cứng, rối loạn đông máu, thấp khớp,…
- Người đang sử dụng các loại thuốc Tây như thuốc Cyclophosphamide (Cytoxan, Neosar), thuốc làm giảm hệ miễn dịch (Simulect, Imuran, Sandimune, Prograf,…) thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch Prednisone tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Trong quá trình chế biến không dùng nồi kim loại, nên dùng nồi đất, nồi sứ, không chế biến ở nhiệt độ cao hoặc hầm quá lâu. Trong thời gian sử dụng nên kiêng đồ ăn có tính cay nóng.
- Bảo quản loại tươi trong ngăn mát tủ lạnh và không quá 1 tháng. Loại sấy khô để ở nơi khô ráo, hạn sử dụng từ 2 – 3 năm.
- Mỗi ngày chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải, không dùng quá nhiều.
Trên đây là những thông tin tổng quan về dược liệu quý vang danh ngàn đời đông trùng hạ thảo. Trong quá trình sử dụng nên thường xuyên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
Hoặc bạn có thể đặt mua Đông trùng hạ thảo tại kumorganic.vn để sử dụng cho tiện lợi bạn nhé!
(Nguồn: tapchiyhoccotruyen.com)