Kem chống nắng là gì và cách chọn kem chống nắng hoàn hảo?
NGUYỄN THỊ MIỀN
Thứ Bảy,
18/03/2023
1. Kem chống nắng là gì?
Kem chống nắng là sản phẩm bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím (UV), ngoài ra còn có tác dụng dưỡng da từ ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng có thể được sản xuất dưới nhiều dạng như kem, xịt, gel... Kem chống nắng chứa các thành phần hóa học như avobenzone, oxybenzone và para-aminobenzoic acid (PABA)... ... để hấp thụ tia cực tím của ánh nắng.
Kem chống nắng có hai loại chính là: kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý.
- Kem chống nắng vật lý: là kem chống nắng có chứa kẽm oxide và titan dioxide. Các thành phần này nằm trên da, hoạt động bằng cách phản xạ tia UV ra khỏi da, giống như một lá chắn bảo vệ làn da. Kem chống nắng vật lý thường ít gây kích ứng da và thân thiện với môi trường hơn các loại kem chống nắng hóa học.
- Kem chống nắng hóa học: là kem chống nắng có chưa các thành phần hóa học như oxybenzone, avobenzone, octisalate... Cơ chế hoạt động của chúng để bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của tia cực tím UV bằng cách hấp thụ vào da của bạn, sau đó chuyển đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng khỏi da. Kem chống nắng hóa học có thể gây kích ứng da và gây hại cho môi trường.
2. Cách chọn kem chống nắng hoàn hảo?
Dưới đây là 6 bước để có được loại kem chống nắng phù hợp với bạn
Bước 1: Xem chỉ số SPF và PA
SPF là một chỉ số đo lường mức độ bảo vệ chống lại tia UVB của kem chống nắng. Tia UVB (chiếm khoảng 5% tia cực tím từ ánh nắng mặt trời) trong quá trình tiếp xúc với da, có thể gây cháy nắng, sạm da và có thể gây ung thư da.
Chỉ số SPF cho biết mức độ bảo vệ chống nắng của sản phẩm so với không sử dụng kem chống nắng. Nếu kem chống nắng của bạn có chỉ số SPF 30, nghĩa là bạn sẽ được bảo bảo vệ gấp 30 lần so với không sử dụng kem chống nắng. Nếu chỉ số SPF 30, nó sẽ bảo vệ bạn khỏi tia UVB trong khoảng thời gian gấp đôi so với kem chống nắng có chỉ số SPF 15.
Kem chống nắng có nhiều loại chỉ số SPF khác nhau, phổ biến gồm có 3 loại SPF 15, SPF 30, SPF 50, mỗi loại sẽ ngăn chặn một phần khác nhau của tia UVB như sau:
- SPF 15: chặn khoảng 93% tia UVB
- SPF 30: chặn khoảng 97% tia UVB
- SPF 50: chặn khoảng 98% tia UVB
PA là một chỉ số cho bạn biết mức độ bảo vệ bạn có thể nhận được từ tia UVA. Tia UVA (chiếm khoảng 95% tia cực tím từ ánh nắng mặt trời), bước sóng tia UVA (từ 320 - 400nm) có bước sóng dài hơn tia UVB (từ 290-320nm) nên có thể thâm nhập sâu nhất vào da gây hại cho các protein quan trọng trong da như collagen (cung cấp độ săn chắc và giữ ẩm cho da) và elastin (cung cấp độ đàn hồi cho da, ngăn chùng nhão) gây lão hóa da sớm, đốm nâu và đồi mồi và có thể gây ung thư da.
Chỉ số PA được biểu thị bằng dấu "+" sau chữ PA, càng nhiều "+" thì mức độ bảo vệ làn da tránh tia UVA càng cao. Có các mức độ như sau:
- PA+: mức độ bảo vệ thấp
- PA++: mức độ bảo vệ trung bình
- PA+++: mức độ bảo vệ cao
- PA++++: mức độ bảo vệ rất cao
Bước 2: Chọn kem chống nắng phổ rộng: Kem chống nắng có phổ rộng là kem chống nắng có thể bảo vệ làn da khỏi cả tia UVA và tia UVB. Hiện nay, hầu hết các sản phẩm kem chống nắng đều có tính năng này, tuy nhiên khi lựa chọn bạn nên kiểm tra nhãn mác, bao bì cũng như thương hiệu của sản phẩm.
| Kem chống nắng Pơ Lang SPF 50+, PA ++ bảo vệ làn da hoàn hảo
Bước 3: Lựa chọn loại kem chống nắng
Hiện nay, trên thị trường có hai loại kem chống nắng chính là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học (xem lại phần 1), kết cấu sản phẩm có các dạng phổ biển như:
- Sữa: là dạng kem chống nắng thông dụng nhất, có độ dày vừa phải, dễ thoa và thẩm thấu nhanh vào da. Thích hợp cho hầu hết các loại da, đặc biệt da khô.
- Gel: có độ dày thấp hơn so với dạng sữa, thấm nhanh vào da và không gây nhờn rít. Phù hợp với da dầu, da hỗn hợp và da mụn.
- Xịt: là kem chống nắng dạng xịt, có độ dày thấp, dễ sử dụng, thẩm thấu nhanh vào da. Tuy nhiên, đôi khi phải xịt nhiều lần để đạt hiệu quả chống nắng đầy đủ.
Kem chống hóa học hấp thụ tia UV và chuyển thành nhiệt, trong khi kem vật lý phản xạ tia UV khỏi da. Kem vật lý thường thích hợp cho da nhạy cảm, nhưng có thể để lại vệt trắng trên da. Kem hóa học thường mỏng nhẹ hơn, nhưng có thể gây kích ứng đối với một số người. Khi lựa chọn, bạn nên chọn kem chống nắng có thành phần chính là các chất khoáng như kẽm oxit, titan dioxit, avobenzone.
Bước 4: Chọn kem chống nắng phù hợp với làn da
Để lựa chọn kem chống nắng phù hợp với làn da của mình, bạn nên xác định được loại da của mình và nhu cầu sử dụng kem chống nắng của bạn.
Có 5 loại da cơ bản, sau đây là cách chọn kem chống nắng phù hợp cho từng loại da:
Da thường hoặc da hỗn hợp: bạn có thể chọn các loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và chứa các thành phần tự nhiên như tinh chất trà xanh, tinh chất hoa cúc, tinh chất lô hội, vitamin E, vitamin C, … để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và giữ ẩm cho da.
Da dầu: bạn nên lựa chọn kem chống nắng không gây bóng nhờn, không chứa dầu và không gây mụn. Các loại kem chống nắng này có ghi chú "oil free" hoặc "non-comedogenic".
Da khô: bạn nên chọn kem chống nắng có chứa các thành phần dưỡng ẩm như glycerin, acid hyaluronic, ceramide, … để giúp da không bị khô và bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Tránh các sản phẩm có cồn (alcohol) vì chúng có thể làm da bạn khô hơn.
Da nhạy cảm: bạn nên chọn các loại kem chống nắng vật lý có thành phần chủ yếu là titan dioxide và kẽm oxide, không chứa hương liệu, chất bảo quản hoặc các thành phần gây kích ứng khác.
Bước 5: Kiểm tra khả năng chống nước của kem chống nắng.
Nếu nhu cầu sử dụng của bạn là bơi lội hoặc mồ hôi ra nhiều, bạn nên lựa chọn loại kem chống nắng chống nước. Tuy nhiên, bạn lưu ý không có kem chống nắng nào hoàn toàn không thấm nước, vì vậy bạn nên thoa lại sau khi bơi hoặc lau khô mồ hôi.
Bước 6: Chú ý đến thành phần kem chống nắng
Nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc dị ứng với hương liệu, bạn nên chọn kem chống nắng không mùi hoặc không chứa hương liệu tổng hợp. Chú ý tới các chất bảo quản có thể gây kích ứng da.
Trên đây là 6 bước để lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp với làn da của bạn. Chúc bạn chọn lựa được sản phẩm kem chống nắng ưng ý.
Các bài viết tham khảo:
Tác hại của ánh nắng mặt trời tới làn da?
Tác dụng của kem chống nắng và cách bôi kem chống nắng đúng cách